Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Khi mà bóng ma của sự lo lắng về dịch bệnh hãy còn đang bao trùm trên khuôn mặt của những phụ huynh và các em bệnh nhi thân yêu thì chúng ta cần phải ngồi lại để xác định rõ ràng những gì đang xảy ra, các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào:

1/ Tỷ lệ tử vong khi mắc phải : 3,4 % theo thống kê mới nhất tháng 3/2020 của WHO  , ở Trung Quốc tỷ lệ này là 3.8% con số này có thay đổi theo thời gian và số liệu thông kê, ban đầu còn số này là 2% nhưng sau đó các quốc gia Iran và Italy có số ca tăng đột biến và WHO đã tính toán lại con số này, hy vọng ở cuối cùng của mùa dịch, con số này sẽ thay đổi theo chiều hường giảm đi khi mà mọi người cùng chung tay phòng chống dịch.

so sánh với các dịch bệnh khác :
SARS : 9.6% (năm 2003)
MERS: 34% (2012-2015)

2/ Những ai thuộc yếu tố nguy cơ:
Người già, càng lớn tuổi càng nguy cơ, có bệnh nên là mộ yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến tử vong hơn so với người bình thường

Chúng ta có thể thấy tỷ lệ tử vong rất cao ở người càng lớn tuồi, lứa tuổi 0-10 tuổi chưa ghi nhận và 10-19 tuổi chỉ mới ghi nhận 0,2%

3/ Triệu chứng:-Sốt- Ho-Khó thở

# 80,9% trường hợp  nhẹ (có triệu chứng giống cúm) và có thể hồi phục tại nhà.
# 13,8% là nghiêm trọng, phát triển các bệnh nghiêm trọng bao gồm viêm phổi và khó thở.
# 4,7% là nguy kịch và có thể bao gồm: suy hô hấp, sốc nhiễm trùng và suy đa tạng.
trong đó khoảng 3,4% trường hợp được báo cáo là virus gây tử vong.
Nguy cơ tử vong làm tăng theo tuổi.
Tương đối ít trường hợp được phát hiện ở trẻ em.


4 / Thời gian ủ bệnh :
Trung bình từ 2-14 ngày
Có trường hợp hiếm ghi nhận từ 0-27 ngày
5/ Cách phòng tránh:
Điều này có lẽ được nói nhiều lần và chúng ta đều đã biết: 
 a/ Rửa tay vệ sinh sạch sẽ, che tay khi hắt hơi, luôn dọn phòng ốc sạch sẽ thoáng mát có ánh sáng, nhiệt độ phòng thích hợp để phòng bệnh là trên 25 độ C
b/ Đeo khẩu trang đúng cách, hạn chế tiếp xúc nơi đông người và nhưng người có nguy cơ


Viết về Corona Virus 2019

Khi mà bóng ma của sự lo lắng về dịch bệnh hãy còn đang bao trùm trên khuôn mặt của những phụ huynh và các em bệnh nhi thân yêu thì chúng ta cần phải ngồi lại để xác định rõ ràng những gì đang xảy ra, các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào:

1/ Tỷ lệ tử vong khi mắc phải : 3,4 % theo thống kê mới nhất tháng 3/2020 của WHO  , ở Trung Quốc tỷ lệ này là 3.8% con số này có thay đổi theo thời gian và số liệu thông kê, ban đầu còn số này là 2% nhưng sau đó các quốc gia Iran và Italy có số ca tăng đột biến và WHO đã tính toán lại con số này, hy vọng ở cuối cùng của mùa dịch, con số này sẽ thay đổi theo chiều hường giảm đi khi mà mọi người cùng chung tay phòng chống dịch.

so sánh với các dịch bệnh khác :
SARS : 9.6% (năm 2003)
MERS: 34% (2012-2015)

2/ Những ai thuộc yếu tố nguy cơ:
Người già, càng lớn tuổi càng nguy cơ, có bệnh nên là mộ yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến tử vong hơn so với người bình thường

Chúng ta có thể thấy tỷ lệ tử vong rất cao ở người càng lớn tuồi, lứa tuổi 0-10 tuổi chưa ghi nhận và 10-19 tuổi chỉ mới ghi nhận 0,2%

3/ Triệu chứng:-Sốt- Ho-Khó thở

# 80,9% trường hợp  nhẹ (có triệu chứng giống cúm) và có thể hồi phục tại nhà.
# 13,8% là nghiêm trọng, phát triển các bệnh nghiêm trọng bao gồm viêm phổi và khó thở.
# 4,7% là nguy kịch và có thể bao gồm: suy hô hấp, sốc nhiễm trùng và suy đa tạng.
trong đó khoảng 3,4% trường hợp được báo cáo là virus gây tử vong.
Nguy cơ tử vong làm tăng theo tuổi.
Tương đối ít trường hợp được phát hiện ở trẻ em.


4 / Thời gian ủ bệnh :
Trung bình từ 2-14 ngày
Có trường hợp hiếm ghi nhận từ 0-27 ngày
5/ Cách phòng tránh:
Điều này có lẽ được nói nhiều lần và chúng ta đều đã biết: 
 a/ Rửa tay vệ sinh sạch sẽ, che tay khi hắt hơi, luôn dọn phòng ốc sạch sẽ thoáng mát có ánh sáng, nhiệt độ phòng thích hợp để phòng bệnh là trên 25 độ C
b/ Đeo khẩu trang đúng cách, hạn chế tiếp xúc nơi đông người và nhưng người có nguy cơ


Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài từ 3 lần trở lên trong ngày và phân nhiều nước.Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng, đe dọa tính mạng chỉ trong thời gian ngắn.Cần cho trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, tiểu ít, khô miệng và khô da.

  1. Tại sao trẻ bị tiêu chảy?
  • Do thức ăn vệ sinh kém:
  • Cho trẻ ăn thức ăn bị ôi thiu
  • Thức ăn không được bảo quản tốt để ruồi nhặng bậu vào
  • Không rửa tay trước khi ăn
  • Dụng cụ cho trẻ ăn không được rửa sạch như : bát, đĩa, cốc, chén
  • Không đảm bảo vệ sinh trong quá trình cho trẻ ăn thêm bằng sữa bò.
    • Do một số nguyên nhân khác:
  • Trẻ bị thiếu men gây rối loạn tiêu hóa
  • Thực hành ăn dặm chưa đúng cách, ví dụ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mới lạ trong một lúc.
  1. Biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy
Trẻ đi ỉa nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước mùi tanh hoặc chua, không có máu hoặc mũi lẫn trong phân. Tùy theo số lần đi ỉa trong ngày mà biểu hiện các dấu hiệu mất nước khác nhau. Có 3 mức độ mất nước:
  • Độ 1: Trẻ chỉ khát nước, khô môi, quấy khóc, lượng nước tiểu hàng ngày bình thường.
  • Độ 2 : Trẻ khát nước nhiều, độ co giãn da kém, lượng nước tiểu giảm.
  • Độ 3 : Da nhăn nheo, mắt trũng sâu, thóp trũng, môi khô, khát nước nhiều, vật vã, đái ít.
  1. Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy
Vẫn cho trẻ ăn bình thường, không nên bắt trẻ nhịn ăn dẫn đến hạ đường huyết, cơ thể suy nhược và thiếu ăn dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu trẻ còn đang bú vẫn cho trẻ bú bình thường và cho ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.
  1. Bù nước, điện giải bằng đường uống
Đối với trẻ bị tiêu chảy vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là phải bồi phụ lại lượng nước đã mất do trẻ đi ỉa nhiều lần mà phương pháp bù bằng đường miệng là phương pháp tốt nhất.
Dung dịch muối đường (Oresol) là loại dung dịch được dùng phổ biến nhất.
  • Pha 1 gói Oresol vào 1 lít nước đun sôi để nguội, cho trẻ uống theo yêu cầu (nếu trẻ nôn, uống ít một), mỗi khi cho trẻ uốngcần lắc đều dung dịch đã pha, chỉ sử dụngdung dịch này trong vòng 24 giờ.
  • Nếu không có sẵn Oresol thì dùng các nguyên liệu sau:
    • 1 thìa gạt ngang muối ( dùng thìa cà phê 5ml), 8 thìa gạt ngang đường (thìa cà phê 5ml), 2 hoặc 3 thìa nước cam hoặc chanh, tất cả pha trong 1 lít nước sôi để nguội.
    • Hoặc 30g bột gạo, 1 thìa gạt ngang muối (thìa cà phê 5ml ), đun sôi trong một lít nước.
  • Trẻ bị tiêu chảy, khát nước thì cho trẻ uống theo nhu cầu, cho trẻ uống khi khát.
  • Sau mỗi lần đi ỉa cho uống thêm 1 cốc dung dịch trên. Nếu trẻ bị nôn thì cho trẻ uống ít một và tăng số lần lên.
  1. Phòng bệnh tiêu chảy
  • Bảo quản thức ăn sạch sẽ, tránh bị ôi thiu
  • Phải rửa tay trước khi cho trẻ ăn và trước khi chế biến thức ăn.
  1. Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đi khám ngay?
Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:
  • Sốt
  • Phân trẻ có lẫn máu
  • Trẻ nôn nhiều
  • Ỉa nhiều, phân lỏng
  • Khát hoặc rất khát
  • Không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

Chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài từ 3 lần trở lên trong ngày và phân nhiều nước.Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng, đe dọa tính mạng chỉ trong thời gian ngắn.Cần cho trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, tiểu ít, khô miệng và khô da.

  1. Tại sao trẻ bị tiêu chảy?
  • Do thức ăn vệ sinh kém:
  • Cho trẻ ăn thức ăn bị ôi thiu
  • Thức ăn không được bảo quản tốt để ruồi nhặng bậu vào
  • Không rửa tay trước khi ăn
  • Dụng cụ cho trẻ ăn không được rửa sạch như : bát, đĩa, cốc, chén
  • Không đảm bảo vệ sinh trong quá trình cho trẻ ăn thêm bằng sữa bò.
    • Do một số nguyên nhân khác:
  • Trẻ bị thiếu men gây rối loạn tiêu hóa
  • Thực hành ăn dặm chưa đúng cách, ví dụ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mới lạ trong một lúc.
  1. Biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy
Trẻ đi ỉa nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước mùi tanh hoặc chua, không có máu hoặc mũi lẫn trong phân. Tùy theo số lần đi ỉa trong ngày mà biểu hiện các dấu hiệu mất nước khác nhau. Có 3 mức độ mất nước:
  • Độ 1: Trẻ chỉ khát nước, khô môi, quấy khóc, lượng nước tiểu hàng ngày bình thường.
  • Độ 2 : Trẻ khát nước nhiều, độ co giãn da kém, lượng nước tiểu giảm.
  • Độ 3 : Da nhăn nheo, mắt trũng sâu, thóp trũng, môi khô, khát nước nhiều, vật vã, đái ít.
  1. Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy
Vẫn cho trẻ ăn bình thường, không nên bắt trẻ nhịn ăn dẫn đến hạ đường huyết, cơ thể suy nhược và thiếu ăn dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu trẻ còn đang bú vẫn cho trẻ bú bình thường và cho ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.
  1. Bù nước, điện giải bằng đường uống
Đối với trẻ bị tiêu chảy vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là phải bồi phụ lại lượng nước đã mất do trẻ đi ỉa nhiều lần mà phương pháp bù bằng đường miệng là phương pháp tốt nhất.
Dung dịch muối đường (Oresol) là loại dung dịch được dùng phổ biến nhất.
  • Pha 1 gói Oresol vào 1 lít nước đun sôi để nguội, cho trẻ uống theo yêu cầu (nếu trẻ nôn, uống ít một), mỗi khi cho trẻ uốngcần lắc đều dung dịch đã pha, chỉ sử dụngdung dịch này trong vòng 24 giờ.
  • Nếu không có sẵn Oresol thì dùng các nguyên liệu sau:
    • 1 thìa gạt ngang muối ( dùng thìa cà phê 5ml), 8 thìa gạt ngang đường (thìa cà phê 5ml), 2 hoặc 3 thìa nước cam hoặc chanh, tất cả pha trong 1 lít nước sôi để nguội.
    • Hoặc 30g bột gạo, 1 thìa gạt ngang muối (thìa cà phê 5ml ), đun sôi trong một lít nước.
  • Trẻ bị tiêu chảy, khát nước thì cho trẻ uống theo nhu cầu, cho trẻ uống khi khát.
  • Sau mỗi lần đi ỉa cho uống thêm 1 cốc dung dịch trên. Nếu trẻ bị nôn thì cho trẻ uống ít một và tăng số lần lên.
  1. Phòng bệnh tiêu chảy
  • Bảo quản thức ăn sạch sẽ, tránh bị ôi thiu
  • Phải rửa tay trước khi cho trẻ ăn và trước khi chế biến thức ăn.
  1. Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đi khám ngay?
Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:
  • Sốt
  • Phân trẻ có lẫn máu
  • Trẻ nôn nhiều
  • Ỉa nhiều, phân lỏng
  • Khát hoặc rất khát
  • Không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Bệnh diễn biến nhanh và nặng, có thể thành dịch. Bệnh có thể lây từ người sang người qua muỗi vằn.

Tại sao bệnh sốt xuất huyết Dengue có diễn biến nhanh và nặng?
Bệnh sốt xuất huyết Dengue khởi phát là sốt cao đột ngột, liên tục; kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, chán ăn buồn nôn, đầy bụng và khó tiêu…. Những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường hay bệnh sốt phát ban nên dễ bị bỏ qua.
Các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết Dengue
  • Trẻ sốt cao đột ngột, liên tục ≥ 38,5oC
  • Toàn thân mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau các khớp, chán ăn, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu.
  • Xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt.
  • Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu cam, chảy máu chân răng hay hành kinh sớm hơn và kéo dài.
  • Đau bụng âm ỉ.
  • Buồn nôn, nôn hay nôn khan.
  • Xuất huyết tiêu hóa là dấu hiệu nặng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc ra máu đỏ tươi.



Hình ảnh các chấm, nốt xuất huyết dưới da
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu sau:
  • Trẻ mệt, quấy khóc, lừ đừ, vật vã, vã mồ hôi, chân tay lạnh.
  • Trẻ buồn nôn và nôn.
  • Đau bụng.
  • Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hành kinh sớm và kéo dài (đối với trẻ nữ)
  • Tiểu ít, đi ngoài phân đen

Chăm sóc và theo dõi trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà:
  • Tất cả trẻ bị sốt cao từ ngày thứ 2 trở đi và ở trong khu vực có người bị SXHD phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi.
  • Khi trẻ sốt ≥ 38,5oC cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10 – 15 mg/ kg cân nặng, nhắc lại liều từ 4 -6 giờ/ lần nếu trẻ có sốt lại. Kết hợp với chườm ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật. Tuyệt đối không dùng Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Nước Oresol, nước lọc, nước cam, nước dừa…
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, cân đối về dinh dưỡng, thức ăn giàu vitamin: Rau, nước quả ép.
  • Không cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu.
  • Tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
  • Tránh muỗi đốt
  • Ngủ màn kể cả ban ngày
  • Không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, ẩm ướt, cho trẻ mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi.
  • Thuốc diệt muỗi
  • Diệt loăng quăng bọ gậy
  • Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
  • Thu dọn các đồ vật có đọng nước quanh nhà như: Vỏ đồ hộp, chai lọ, …
  • Diệt côn trùng bằng hóa chất
  • Dọn rác ở các bãi đất trống
  • Tăng cường khơi thông san lấp những vũng đọng nước mưa.
  • Diệt muỗi
  • Dùng vợt điện, bình xịt muỗi, nhang muỗi
  • Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo nhiều quần áo tránh làm chỗ cho muỗi ẩn nấp

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Bệnh diễn biến nhanh và nặng, có thể thành dịch. Bệnh có thể lây từ người sang người qua muỗi vằn.

Tại sao bệnh sốt xuất huyết Dengue có diễn biến nhanh và nặng?
Bệnh sốt xuất huyết Dengue khởi phát là sốt cao đột ngột, liên tục; kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, chán ăn buồn nôn, đầy bụng và khó tiêu…. Những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường hay bệnh sốt phát ban nên dễ bị bỏ qua.
Các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết Dengue
  • Trẻ sốt cao đột ngột, liên tục ≥ 38,5oC
  • Toàn thân mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau các khớp, chán ăn, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu.
  • Xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt.
  • Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu cam, chảy máu chân răng hay hành kinh sớm hơn và kéo dài.
  • Đau bụng âm ỉ.
  • Buồn nôn, nôn hay nôn khan.
  • Xuất huyết tiêu hóa là dấu hiệu nặng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc ra máu đỏ tươi.



Hình ảnh các chấm, nốt xuất huyết dưới da
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu sau:
  • Trẻ mệt, quấy khóc, lừ đừ, vật vã, vã mồ hôi, chân tay lạnh.
  • Trẻ buồn nôn và nôn.
  • Đau bụng.
  • Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hành kinh sớm và kéo dài (đối với trẻ nữ)
  • Tiểu ít, đi ngoài phân đen

Chăm sóc và theo dõi trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà:
  • Tất cả trẻ bị sốt cao từ ngày thứ 2 trở đi và ở trong khu vực có người bị SXHD phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi.
  • Khi trẻ sốt ≥ 38,5oC cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10 – 15 mg/ kg cân nặng, nhắc lại liều từ 4 -6 giờ/ lần nếu trẻ có sốt lại. Kết hợp với chườm ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật. Tuyệt đối không dùng Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Nước Oresol, nước lọc, nước cam, nước dừa…
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, cân đối về dinh dưỡng, thức ăn giàu vitamin: Rau, nước quả ép.
  • Không cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu.
  • Tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
  • Tránh muỗi đốt
  • Ngủ màn kể cả ban ngày
  • Không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, ẩm ướt, cho trẻ mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi.
  • Thuốc diệt muỗi
  • Diệt loăng quăng bọ gậy
  • Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
  • Thu dọn các đồ vật có đọng nước quanh nhà như: Vỏ đồ hộp, chai lọ, …
  • Diệt côn trùng bằng hóa chất
  • Dọn rác ở các bãi đất trống
  • Tăng cường khơi thông san lấp những vũng đọng nước mưa.
  • Diệt muỗi
  • Dùng vợt điện, bình xịt muỗi, nhang muỗi
  • Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo nhiều quần áo tránh làm chỗ cho muỗi ẩn nấp

Cách nhận biết và chăm sóc trẻ mắc Tay – Chân – Miệng

Bệnh Tay – Chân – Miệng là bệnh có thể gây thành dịch lớn, có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Do vậy, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong.


 Nhận biết trẻ mắc bệnh
Các dấu hiệu của bệnh tay-chân -miệng rất dễ nhận biết và bao gồm:
– Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
– Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.



Phân loại bệnh theo mức độ nặng  
– Bệnh nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà:
Có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. Người chăm trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi, cách phát hiện sớm các triệu chứng nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. Ưu điểm của chăm trẻ bệnh nhi tại nhà là trẻ  được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ và đặc biệt là giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.
– Bệnh nặng, cần nhập viện điều trị:
Bệnh được đánh giá là nặng khi có các biểu hiện sau:
  • Sốt cao liên tục không thể hạ được.
  • Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà….
  • Giật mình
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.
  • Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè….
  • Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

Cách phát  hiện các dấu hiệu nặng
– Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 0C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt như Ibuprofen đường uống cần được đưa đến bệnh viện ngay.
– Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
– Khó thở: có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động… Phát hiệu triệu chứng khó thở bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi ức, trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng….
– Rối loạn ý thức: có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp… Cần phát hiện rất sớm từ khi trẻ ngủ gà, chậm chạp.
– Tiểu ít: có thể là biểu dấu hiệu sớm của tình trạng nặng. Tiểu ít là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận. Đánh giá lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đánh giá số lượng như chai nước nhựa.
– Một số dấu hiệu khác: nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng….

Điều trị và chăm sóc
Bệnh chân-tay -miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp khắc phục:
– Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…
– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…
– Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

Nguyên tắc phòng bệnh:
Hiện chưa có vác xin đặc hiệu phòng bệnh.
Phòng bệnh trong cộng đồng:
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …
– Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
– Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
Tại các cơ sở y tế:
– Khi chăm sóc trẻ, người chăm sóc có thể nhiễm virus gây bệnh. Vì vậy những người này không nên đi lại tự do giữa các phòng bệnh hoặc đi ra ngoài bệnh viện.
– Hạn chế tối đa người nhà vào phòng bệnh. Khi vào thăm bệnh nhi đang điều trị và tiếp xúc với các vật dụng đang sử dụng trong bệnh viện, người tới thăm có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng.
– Không nên mang các vật dụng, đồ chơi từ bệnh viện về nhà, nếu mang về thì cần tiệt trùng sạch sẽ

Cách nhận biết và chăm sóc trẻ mắc Tay – Chân – Miệng

Cách nhận biết và chăm sóc trẻ mắc Tay – Chân – Miệng

Bệnh Tay – Chân – Miệng là bệnh có thể gây thành dịch lớn, có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Do vậy, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong.


 Nhận biết trẻ mắc bệnh
Các dấu hiệu của bệnh tay-chân -miệng rất dễ nhận biết và bao gồm:
– Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
– Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.



Phân loại bệnh theo mức độ nặng  
– Bệnh nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà:
Có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. Người chăm trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi, cách phát hiện sớm các triệu chứng nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. Ưu điểm của chăm trẻ bệnh nhi tại nhà là trẻ  được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ và đặc biệt là giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.
– Bệnh nặng, cần nhập viện điều trị:
Bệnh được đánh giá là nặng khi có các biểu hiện sau:
  • Sốt cao liên tục không thể hạ được.
  • Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà….
  • Giật mình
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.
  • Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè….
  • Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

Cách phát  hiện các dấu hiệu nặng
– Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 0C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt như Ibuprofen đường uống cần được đưa đến bệnh viện ngay.
– Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
– Khó thở: có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động… Phát hiệu triệu chứng khó thở bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi ức, trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng….
– Rối loạn ý thức: có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp… Cần phát hiện rất sớm từ khi trẻ ngủ gà, chậm chạp.
– Tiểu ít: có thể là biểu dấu hiệu sớm của tình trạng nặng. Tiểu ít là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận. Đánh giá lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đánh giá số lượng như chai nước nhựa.
– Một số dấu hiệu khác: nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng….

Điều trị và chăm sóc
Bệnh chân-tay -miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp khắc phục:
– Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…
– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…
– Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

Nguyên tắc phòng bệnh:
Hiện chưa có vác xin đặc hiệu phòng bệnh.
Phòng bệnh trong cộng đồng:
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …
– Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
– Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
Tại các cơ sở y tế:
– Khi chăm sóc trẻ, người chăm sóc có thể nhiễm virus gây bệnh. Vì vậy những người này không nên đi lại tự do giữa các phòng bệnh hoặc đi ra ngoài bệnh viện.
– Hạn chế tối đa người nhà vào phòng bệnh. Khi vào thăm bệnh nhi đang điều trị và tiếp xúc với các vật dụng đang sử dụng trong bệnh viện, người tới thăm có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng.
– Không nên mang các vật dụng, đồ chơi từ bệnh viện về nhà, nếu mang về thì cần tiệt trùng sạch sẽ